Uống trà là một trong những thói quen thân thuộc của người Việt Nam. Đối với độ tuổi trung niên sẽ “nghiện” uống trà xanh, thường họ nhâm nhi cùng bạn bè hay dù chỉ một mình, nó tạo nên một thói quen hằng ngày. Nhưng bạn có biết, nếu uống trà không đúng cách hoặc lạm dụng chúng quá nhiều sẽ gây ra nhiều tác hại không lường được.
Ảnh hưởng đến giấc ngủ
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nạp vào 200 miligam caffein trước khi đi ngủ 6 tiếng trở lên có thể tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ vì caffein ức chế melatonin – hormone hỗ trợ giấc ngủ. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào từng người, cơ chế trao đổi chất và lượng caffeine tiêu thụ thêm từ những nơi khác.
Nếu bạn đang uống hơn 3 tách trà mỗi ngày mà vẫn tích thêm caffeine từ những nguồn khác, thì chẳng nghi ngờ gì việc giấc ngủ của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Nếu vẫn muốn giữ sở thích với 3 tách trà mỗi ngày, thì hãy đảm bảo rằng đó là nguồn nạp caffein duy nhất của bạn trong ngày. Nếu không, bạn sẽ cảm thấy cơ thể luôn trằn trọc thậm chí đầu óc quay cuồng.
Khiến cơ thể thiếu sắt
Bạn uống trà xanh hay bất kỳ loại trà nào sẽ kích thích cơ thể hấp thụ nhiều tanin từ trà. Đây là một hợp chất gây nên chứng khó hấp thụ sắt trong đường ruột. Chúng ta đều biết thiếu sắt là một biểu hiện nguy hiểm ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe, tuần hoàn máu và mọi hoạt động của não bộ. Do vậy những người bị thiếu sắt nên cân nhắc không sử dụng trà nhiều để tránh tình trạng cơ thể nặng thêm.
Nếu trong các trường hợp buộc phải sử dụng trà, bạn nên uống sau bữa ăn, vì khi đó chất sắt có trong thức ăn đã hấp thụ vào cơ thể rồi.
Dễ gây căng thẳng và áp lực tâm lý
Trà cũng là một loại chất kích thích cơ thể tỉnh táo, việc can thiệp vào nhịp sống sinh học của cơ thể dễ dàng gây ra căn bệnh về tâm lý càng cao.
Từ sự căng thẳng của có tín hiệu truyền đến não bộ lâu dần bạn sẽ hay xuất hiện tâm trạng lo âu và dễ bị căng thẳng áp lực. Trung bình một tách trà chứa 11 – 61 mg cafein chất làm tinh thần tỉnh táo. Và thời gian ngâm càng lâu lượng này sẽ càng tăng cao.
Ảnh hưởng đến thai kỳ
Chất kích thích được khuyến cáo gây nguy hiểm đến sức khỏe thai kỳ của mẹ và em bé. Nếu lượng này dụng nạp quá nhiều có thể gây sảy thai hoặc khiến em bé sinh ra nhẹ cân. Tuy nhiên điều này chưa hoàn toàn được công bố hay có nghiên cứu chi tiết nào khẳng định.
Do vậy phụ nữ đang mang thai không nên uống trà xanh mà hãy dùng trà thảo mộc để an toàn cho thai kỳ và em bé. Cam thảo là một loại thảo mộc có vị ngọt đường sử dụng trong các thang thuốc giúp người bệnh dễ uống. Tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên dùng vị này để tránh nguy cơ chuyển dạ sinh non.
Phụ thuộc vào cafein
Caffein được coi là một chất kích thích có gây nghiện nếu sử dụng lâu dài. Trong trường hợp bạn nghiện chất này sẽ khó khăn để từ bỏ hoặc cai nghiện như: nhức đầu, tim đập mạnh, mệt mỏi khó chịu. Tùy vào mỗi người mức độ nặng nhẹ sẽ tăng giảm khác nhau.
Tuy nhiên với chất kích thích gây nghiện, bác sĩ luôn khuyến khích chúng ta nên tránh xa để không lệ thuộc vào chúng. Cơ thể không bị lệ thuộc và các chất kích thích sẽ duy trì tốt hoạt động và nhịp sinh học ổn định cho sức khỏe và cuộc sống.
Uống trà là một văn hóa được nhiều người tôn thờ và khó bỏ nhưng uống trà đúng cách lại là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm. Một lượng trà vừa đủ và duy trì đều đặn sẽ giúp giảm thấp nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
Một số lưu ý khi uống trà để đảm bảo sức khoẻ
Trà rất tốt cho sức khoẻ, nhưng ngoài các tác dụng tốt đó, nếu uống trà không đúng cách thì lại gây hại, vì thế, khi uống trà cần tránh những điều sau:
-Đun hoặc hãm trà ở nhiệt độ cao: Khi đó, chất tanin trong trà bị hòa tan trong nước nhiều, chất dầu thơm bị bốc hơi, đồng thời vitamin C, cũng như các dưỡng chất khác bị phân hủy, gây hại cho sức khỏe. Nước pha trà chỉ nên khoảng 80 độ C. Nhiều người có sở thích uống một chén trà nóng, mà không biết rằng nhiệt độ quá cao của trà có liên quan đến nguy cơ ung thư thực quản. Ngược lại, bạn không nên để trà đã nguội lạnh rồi mới uống, dễ gây lạnh bụng.
– Uống trà đặc: Trà đặc đồng nghĩa với lượng tanin rất cao. Khi thường xuyên nạp tanin với lượng lớn sẽ dẫn tới thiếu vitamin B, làm co thắt niêm mạc dạ dày, gây kết tủa protein, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Trà đặc còn làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong thức ăn, lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu. Trà đặc giàu caffeine còn gây đau đầu và mất ngủ.
-Uống trà lúc đói: Sẽ làm loãng dịch vị, giảm thấp chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm dạ dày. Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống trà, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị.
-Uống trà trước và ngay sau bữa ăn: Protein và chất sắt trong thức ăn gặp acid tanna sẽ kết tủa, gây khó tiêu, giảm thấp khả năng hấp thụ protein và chất sắt. Lý do này mà trước và sau bữa ăn 20 – 30 phút không nên uống trà.
-Uống nước trà để lâu: Để lâu, lượng caffeine và tanin trong nước trà tăng lên, tác dụng kích thích cao, gây khó chịu và không tốt với người bị bệnh gout và bệnh tăng acid uric. Trà ngâm quá lâu còn tiết ra polyphenyles tạo ra quá trình oxy hóa tự nhiên, làm giảm hàm lượng dưỡng chất có trong trà. Không những thế, nếu trà hãm trong nước ấm quá lâu còn làm tăng số lượng vi sinh vật (vi khuẩn và nấm), dễ sinh bệnh cho con người.
-Dùng nước trà để uống thuốc: Trong trà có nhiều dưỡng chất, đặc biệt là chất tannin khi kết hợp với các dược chất sẽ xảy ra phản ứng hóa học, làm cho thuốc kém hiệu quả và khó hấp thu. Khi uống nước trà phải cách xa giờ uống thuốc có sắt, có alcaloid (như mã tiền, cà độc dược…), có aspirin, ibuprofen, warfarin, paracetamol, phenylpropanolamin, ephedrin, phenytoin, methotrexat. acid folic, nadolol.
Nguồn: vinmec, suckhoedoisong
👋 Mời bạn ghé siêu thị mua sắm trực tiếp hoặc liên hệ Ichiban Market để được tư vấn và hỗ trợ tốt hơn!!!
👉 Mua hàng qua website: https://by.com.vn/7wbJO
👉 Gọi điện Hotline trực tiếp đến cửa hàng : (028) 3822 0877
hoặc Zalo 090 394 1801, 090 638 9410, 0903 941 024
👉 Inbox qua fanpage của siêu thị: https://www.messenger.com/t/ichibanmarket
👉 Đặt qua các app đi chợ hộ: Grabmart, Shopee Food, Baemin
👉 Sàn thương mại điện tử : Shopee, Lazada
⛪️ Hệ thống Siêu thị Nhật Bản thuộc tập đoàn Akuruhi
1/ 124 Trần Quang Khải, Quận 1- Đt (028) 3822 0877
2/ 17A2 Lê Thánh Tôn, Quận 1 – ĐT: (028) 3823 0052
3/ 21 Tôn Thất Thiệp, Quận 1 – ĐT: (028) 3822 9862
4/ 108-110 Hà Huy Tập, Quận 7 – ĐT: (028) 5414 7887
5/ 86 Lê Lợi, Quận Hải Châu , Đà Nẵng -ĐT: (0236) 389 8383
6/ 64 Linh Lang, Quận Ba Đình – Hà Nội – ĐT: (024) 6273 6983