Giờ đây, nền văn hóa gốm sứ Nhật Bản khá phổ biến tại Việt Nam vì nét đặc trưng mang phong cách tinh tế, nhẹ nhàng và ấm cúng. Từ các món ăn, thức uống cho đến các vật trang trí đều rất được săn đón. Và không thể không nhắc đến gốm sứ – một món đồ mang đầy nét tinh hoa văn hóa của xứ sở mặt trời mọc.
Lịch sử phát triển của gốm sứ Nhật Bản
Theo lịch sử, gốm sứ là nghề thủ công được hình thành rất sớm ở Nhật Bản, từ thời kỳ Jomon (10.000 – 300 TCN). Thời này họ tạo những nét hoa văn hình dạng dây thừng trên các món đồ sứ nên được gọi là “Thừng Văn”
Tới thời kỳ Heian (794 – 1185), kỹ thuật gốm sứ Trung Quốc bắt đầu du nhập vào Nhật Bản , đặc trưng là gốm men xanh. Song chỉ dừng lại ở mức sản xuất đồ gia dụng và chưa có nhiều cải tiến.
Đến khi trà đạo thịnh hành kéo theo sự phát triển vượt bậc của gốm sứ Nhật Bản. Cùng với sự phát triển tột bậc của kỹ thuật, các sản phẩm ra đời làm từ nước men mới đạt đến độ tinh xảo rực rỡ, đa dạng và nhiều màu sắc hơn. Trong suốt thế kỉ XVII, đồ sứ Nhật Bản được các quý tộc Châu Âu tìm kiếm để trang trí cho các lâu đài và cung điện của họ.
Họ đánh giá cao mặt hàng Nhật Bản bởi màu sắc nổi bật, tính độc đáo, kỹ thuật gia công tỉ mỉ, khác biệt với đồ sứ Trung Quốc mà họ từng thấy trước đây. Điều đó đã để lại cho phương Tây một cái nhìn sâu sắc về nghệ thuật thủ công truyền thống gốm sứ Nhật Bản.
Các loại gốm sứ Nhật Bản nổi bật
- Gốm Shigaraki
Mang cái tên Shigaraki vì loại gốm này được xuất xứ tại làng Shigaraki, tỉnh Shiga. Đây được xem là một loại gốm cổ có tuổi đời lâu nhất, với lịch sử hình thành hơn 1000 năm. Gốm Shigaraki đặc trưng bởi sắc đỏ tự nhiên vì hàm lượng sắt trong đất nung khá cao. Đây là một loại gốm phù hợp để sưu tầm đồ cổ.
- Gốm Tamba
Cái tên này cũng có nguồn gốc từ thành phố Tamba, tỉnh Hyogo – nơi các nghệ nhân tài ba khéo léo làm nên các tác phẩm độc đáo. Điểm đặc biệt của loại gốm này là có trọng lượng vừa phải.
Và cách tạo nên các thành phẩm cũng khác so với các loại gốm khác, thay vì được nắn nót trên bàn xoay phải thì loại gốm Tamba lại xoay bàn trái từ đó cho ra các hình dáng độc đáo
Trong giới trà đào, loại gốm Tamba này cũng rất được lòng các trà nhân nổi tiếng.
- Gốm Seto
Seto được sản xuất ở thành phố mang tên nó, tại tỉnh Aichi. Khác với những loại gốm ở trên, gốm Seto được hoàn thiện bằng công nghệ mới, không còn là đồ gốm cổ. Với việc sử dụng nhiều loại men và kỹ thuật chuyển màu nên có màu sắc đa dạng, kiểu dáng hiện đại. Được khá nhiều độ tuổi yêu thích.
- Gốm Echizen
Cái tên Echizen đặc trưng bởi nó được sản xuất tại thị trấn nhỏ Echizen và loại đất sét làm nên nó cũng mang cái tên đó.
Đồ gốm Echizen không bị thấm nước hay thoát lỗ khí vì loại đất sát echizen có hàm lượng sắt rất cao, khi nung trở nên rất cứng. Trong quá trình nung có thể chuyển từ màu tro đen sang nâu đỏ tạo nên màu sắc độc đáo cho sản phẩm. Đây cũng là loại gốm được giới trà đạo yêu thích.
Nghệ thuật hàn vàng vết nứt
Nghệ thuật dùng vàng để hàn các vết nứt trên gốm sứ Nhật Bản được gọi là Kintsugi. Thay vì bỏ đi các đồ dùng bị nứt, vỡ thì người Nhật chọn cách hàn gắn chúng lại.
Theo đó, các mảnh vỡ sẽ được ghép với nhau bằng sơn mài trộn với bột vàng, bạc, hoặc bạch kim. Từ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, từ những món đồ dường như đã không còn dùng được nữa thì chúng lại trở thành những “tác phẩm” có hoa văn “khâu vá” một cách đẹp mắt và tinh tế.
Một số sản phẩm gốm sứ được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản tại đây: https://ichibanmarket.com.vn/danh-muc/san-pham/nha-cua-doi-song/gom-su-nhat-ban/
👋 Mời bạn ghé siêu thị mua sắm trực tiếp hoặc liên hệ Ichiban Market để được tư vấn và hỗ trợ tốt hơn!!!
👉 Mua hàng qua website: https://by.com.vn/7wbJO
👉 Gọi điện Hotline trực tiếp đến cửa hàng : (028) 3822 0877
hoặc Zalo 090 394 1801, 090 638 9410, 0903 941 024
👉 Inbox qua fanpage của siêu thị: https://www.messenger.com/t/ichibanmarket
👉 Đặt qua các app đi chợ hộ: Grabmart, Shopee Food, Baemin
👉 Sàn thương mại điện tử : Shopee, Lazada
⛪️ Hệ thống Siêu thị Nhật Bản thuộc tập đoàn Akuruhi
1/ 124 Trần Quang Khải, Quận 1- Đt (028) 3822 0877
2/ 17A2 Lê Thánh Tôn, Quận 1 – ĐT: (028) 3823 0052
3/ 21 Tôn Thất Thiệp, Quận 1 – ĐT: (028) 3822 9862
4/ 108-110 Hà Huy Tập, Quận 7 – ĐT: (028) 5414 7887
5/ 86 Lê Lợi, Quận Hải Châu , Đà Nẵng -ĐT: (0236) 389 8383
6/ 64 Linh Lang, Quận Ba Đình – Hà Nội – ĐT: (024) 6273 6983